chương 3

 CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

1. Học thuyết hình thái kinh tễ xã hội

1.1 Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội

Khái niệm:

Sxvc là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biên vật chất của tự nhiên để tạo ra xã hội nhằm thõa mãn nhu cầu của con người

sản xuất vật chất phải triển theo suốt chiều dài lịch sử loài người

khái niệm phương thức sản xuất: là cách thức con người thực hiện quá trình sản  xuất vật chất ở giai đoạn lịch sử nhất định

2 Giai cấp và dân tộc

Khái niệm giai cấp:

C.Mác và Ph.Ăngghen chưa nêu ra một định nghĩa về giai cấp, mà đến Lênin, năm 1919, trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” đã nêu ra một định nghĩa về giai cấp: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định”.

Nguồn gốc giai cấp: 

Nguồn gốc sâu xa của sự ra đời các giai cấp là do sự phát triển của lực lượng sản xuất, còn nguồn gốc trực tiếp của nó là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

kết cấu giai cấp: 

Kết cấu giai cấp gắn với một phương thức sản xuất nhất định. Mỗi phương thức sản xuất có một kết cấu giai cấp cụ thể phù hợp với nó.


Trong một xã hội, kết cấu giai cấp thường đa dạng do tính đa dạng của chế độ kinh tế và cơ cấu kinh tế quy định.

 khái niệm dân tộc: 

Với khái niệm dân tộc được nhắc đến với hai nghĩa:, cụ thể:

+Theo nghĩa rộng: 

-Khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó.

+Theo nghĩa hẹp:

-Khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc:mối quan hệ mật thiết, không tách rời nhau và cũng không thay thế được cho nhau.

- Giai cấp cơ bản là sản phẩm trực tiếp của phương thức sản xuất đang tồn tại; giai cấp không cơ bản và các tầng lớp trung gian.

- Giai cấp cơ bản giữ vai trò quy định tính chất, xu hướng mối quan hệ giữa các dân tộc và xu hướng phát triển của dân tộc.

- Lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc không hoàn toàn đồng nhất với nhau.

- Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài và vấn đề giai cấp được giải quyết theo quan điểm của một giai cấp nhất định.

- Vai trò to lớn của vấn đề dân tộc trong sự phát triển của lịch sử và vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc đối với cách mạng giải phóng giai cấp vô sản.

3 nhà nước và cách mạng xã hội


Khái niệm nhà nước:

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý; đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

Khái niệm cách mạng: 

Cách mạng là một quá trình của nhân dân hoặc một tổ chức mà trong đó các hoạt động đấu tranh diễn ra liên tục nhằm xoá bỏ một chính quyền, tư tưởng, công nghệ kỹ thuật,... Một cuộc cách mạng có thể dẫn đến thay đổi trong các thể chế chính trị – xã hội, hoặc thay đổi lớn trong 1 nền kinh tế hay văn hóa. Cách mạng đã từng xảy ra trong nhiều lĩnh vực như xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, công nghiệp,...

4 ý thức xã hội


Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của tinh thần trong đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống… ... Ý thức xã hội chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần.

Kết cấu cảu ý thức xã hội:

+ Thứ nhất: Đối với ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận

           -Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá.

            -Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá thành học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật. Ý thức lý luận (lý luận khoa học) có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng.  

+Thứ hai: Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội

           - Tâm lý xã hội là bộ phận của ý thức xã hội bao gồm tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán… của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn bộ xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.  Đặc điểm của tâm lý xã hội phản ánh trực tiếp điều kiện sống của xã hội và phản ánh có tính tự phát. Tâm lý xã hội ghi lại những mặt bề ngoài không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội. Tâm lý xã hội còn mang nặng tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận, yếu tố tình cảm đan xen yếu tố lý luận. Bên cạnh đó, tâm lý xã hội có vai trò nhất định trong đời sống xã hội.

Bản chất ý thức xã hội:

Có thể thấy trước hết ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội một cách đa dạng, phức tạp, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trung gian (lợi ích, tình cảm…). Khi những điều kiện tồn tại xã hội thay đổi thì một số yếu tố cụ thể trong ý thức xã hội sẽ thay đổi theo.

Tổng kết

Qua chương 3, em đã biết thêm một phần nào đó về xã hội và những thứ cấu thành nên nó. Nó thật sự phức tạp và cần nhiều thời gian để tiếp thu, bài học này quả thật rất khó hiểu đối với em, trước và ngay cả sau khi học, nhưng những vấn đề đó sẽ được khắc phục dân trong tương lai

Phụ: Review sách : Bóng tối và sương trắng

PHỤ #2: QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ CON NGƯỜI

I