chương 2

 CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1.Vật chất và ý thức

    1.1 Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất


         Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm. Ngay từ thời cổ đại, chung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, cũng giống những phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với thực tiễn và nhận thức của con người.

        các hình thức tồn tại của vật chất:Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của vật chất; không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.
    

    1.2 nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức


    Về nguồn gốc: Ý thức có hai nguồn gốc gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

  •         Nguồn gốc tự nhiên:

            Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh sáng tạo, năng động.

  •        Nguồn gốc xã hội:

           Nguồn gốc xã hội của ý thức là lao động và ngôn ngữ. hai yếu tố này vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức.
        Về bản chất: ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người, là hình ảnh của quan phức tạp, được sắp xếp theo:

     1.                  các yếu tố hợp thành:

  •                     tri thức
  •                     tình cảm
  •                     ý chí

1.                   theo chiều sâu nội tâm:

  •                     ý thức
  •                     tiềm thức   

    1.3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

 



Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:
Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thứcVật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:

Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức

Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất.

Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất

Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách quan. Qua hoạt động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường… và nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.

2. Phép biện chứng duy vật

    2.1 Hai loại hình phép biện chứng và phép biện chứng duy vật

        Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan

- Biện chứng lại được chia thành biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.
+ Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người.
+Biện chứng chủ quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng của sự thống nhất giữa lôgíc (biện chứng), phép biện chứng và lý luận nhận thức, là tư duy biện chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Bởi vậy, biện chứng chủ quan một mặt phản ánh thế giới khách quan, mặt khác phản ánh những quy luật của tư duy biện chứng.
- Mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan: thống nhất với nhau, tạo nên cơ sở phương pháp luận của hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.

    2.2 nội dung của phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật là lý luận khoa học về các mối liên hệ phổ biến về sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của mọi quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật bao gồm hai nguyên lý cơ bản; sáu cặp phạm trù và ba quy luật cơ bản.

      – 2 nguyên lý cơ bản

    +  Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng nhưng chúng tồn tại trong mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với nhau; tức là chúng luôn luôn tồn tại trong sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm biến đổi lẫn nhau. Mặt khác, mỗi sự vật hay hiện tượng của thế giới cũng là một hệ thống, được cấu thành từ nhiều yếu tố, nhiều mặt… tồn tại trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, chi phối và làm biến đổi lẫn nhau.Thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng nhưng chúng tồn tại trong mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với nhau; tức là chúng luôn luôn tồn tại trong sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm biến đổi lẫn nhau. Mặt khác, mỗi sự vật hay hiện tượng của thế giới cũng là một hệ thống, được cấu thành từ nhiều yếu tố, nhiều mặt… tồn tại trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, chi phối và làm biến đổi lẫn nhau.
    +  Nguyên lý về sự phát triển
Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Vận động và phát triển không đồng nghĩa như nhau. Có những vận động diễn ra theo khuynh hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Có khuynh hướng vận động thụt lùi, đi xuống nhưng nó là tiền đề, là điều kiện cho sự vận động đi lên. Có khuynh hướng vận động theo vòng tròn khép kín.

        – 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật



    + Về nhận thức quy luật
Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong, có tính phổ biến và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự vật, hiện tượng, hay giữa các sự vật hiện tượng.
    +  Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, vạch ra nguồn gốc động lực của sự phát triển và là hạt nhân của phép biện chứng duy vật.
    + Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
Mỗi sự vật, hiện tượng đều gồm hai mặt đối lập chất và lượng. Chất là chỉ các thuộc tính khách quan, vốn có của các sự vật, hiện tượng; còn lượng là chỉ số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô tồn tại và tốc độ, nhịp điệu biến đổi của chúng.+ Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
Mỗi sự vật, hiện tượng đều gồm hai mặt đối lập chất và lượng. Chất là chỉ các thuộc tính khách quan, vốn có của các sự vật, hiện tượng; còn lượng là chỉ số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô tồn tại và tốc độ, nhịp điệu biến đổi của chúng.
    + Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật này vạch ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật. Thế giới vật chất tồn tại, vận động phát triển không ngừng. Sự vật hiện tượng nào đó xuất hiện, mất đi, thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác. Sự thay thế đó gọi là phủ định.

        – 6 cặp phạm trù cơ bản

Sáu cặp phạm trù cơ bản làm rõ một cách cụ thể nguyên lý về mối liên hệ nhất phổ biến. Đó là các phạm trù: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực.

 

Tổng kết

 sau chương 2: mọi khúc mắc trước đó về triết học nói cung cũng đã được giải quyết, đồng thời em cũng đã có một góc nhìn mới hơn về bộ môm triết học này