THÔNG TIN CÔNG TRÌNH
Địa điểm: Quảng Ngãi, Việt Nam
Diện tích đất: 80 m2
Đơn vị thiết kế: TAA Design
Kiến trúc sư: Nguyễn Văn Thiên, Nguyễn Hữu Hậu
Hình chụp: TAA Design
Đơn vị xây dựng: nhân công địa phương
THUYẾT MINH BỞI CÁC KTS
LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
Ngôi nhà được xây dựng cho cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi, họ sinh ra và lớn lên trong ngôi làng này. Thói quen và văn hóa sử dụng ngôi nhà là điều quan trọng nhất khi chúng tôi tiếp cận dự án.
VƯỜN RAU, SÂN CHƠI VÀ KHÔNG GIAN KẾT NỐI
Nếp sống hài hòa kết nối với tự nhiên, các hoạt động thường nhật là nông nghiệp, làm vườn, phơi thóc.v.v. Vườn rau, sân chơi đa năng trở thành linh hồn của những ngôi nhà trong làng,
Với diện tích đất nhỏ, ở tầng trệt nhu cầu cần sự tích hợp các công năng phức tạp, không gian sửa xe, phòng khách, bếp ăn, bếp củi ngoài trời, phòng ngủ, nhà vệ sinh, sân phơi, kho thóc, sân nuôi gà.v.v chúng tôi cộng thêm các khoảng sân nhỏ ở trước, giữa và sau nhà, để kết nối các không gian trong nhà với tự nhiên.
Thay vì có một khoảng sân lớn như những ngôi nhà trong làng, chúng tôi tạo ra rất đa dạng khoảng sân ở các cao độ khác nhau, phù hợp với cấu trúc nhà phát triển theo chiều cao, ở tầng lửng một khoảng sân được tạo ra để kết nối với sân giữa nhà.
Mái vườn nông nghiệp còn có vai trò cách nhiệt cho ngôi nhà, nhiệt độ bên trong được cải thiện đáng kể so với những ngôi nhà mái tôn xung quanh.
HÌNH THÁI KIẾN TRÚC
Đặc điểm kiến trúc của làng là những ngôi nhà mái ngói đỏ, nhưng những căn nhà mới xây cao 2, 3 tầng với mái tôn dày đặc đã phá vỡ cảnh quan ngôi làng.
Thủ pháp giật bậc, giảm chiều cao công trình ở mặt tiền, khối tích đô thị không bị choáng ngợp, đồng thời giật bậc tạo độ dốc thoải, gợi mở sự giao tiếp giữa không gian trên sân mái và không gian dưới đường, mái dốc được sinh ra một cách nhịp điệu để hài hòa với bối cảnh xung quanh. Ý niệm mái đỏ là một hình ảnh đẹp để gợi nhớ và lưu giữ về văn hóa của ngôi làng